Ăn dặm thời điểm khá quan trọng cho bé, giúp bé làm quen với thức ăn đặc, hình thành sở thích ăn hay thói quen ăn uống cho sau này. Đây cũng là thời kỳ bé cần nhiều dưỡng chất để cơ thể phát triển hoàn thiện, mọc răng, tăng về cân nặng… Biếng ăn là vấn đề không ai mong muốn trong thời kỳ này. Nhưng đa phần các bé đều gặp các chứng rối loạn khiến thời kỳ ăn dặm trở nên khó khăn. Dưới đây là chút kinh nghiệm mà mẹ bầu nên chú ý cho bé biếng ăn thời kỳ ăn dặm.

Xác định nguyên nhân vì sao bé biếng ăn khi ăn dặm?

Ăn dặm trẻ sẽ tiếp xúc và làm quen với thức ăn đặc và nguồn dưỡng chất mới.Thường thì quá trình ăn dặm sẽ bắt đầu từ 6 tháng, bởi từ thời điểm này, sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các bé ở thời kỳ này thường xảy ra các triệu chứng biếng ăn, chán ăn hoặc bỏ bữa… khá phổ biến. Nguyên nhân vi sao tre bieng an thời kỳ này, do:

  • Sự thay đổi đột ngột khẩu phần ăn từ sữa mẹ sang thức ăn đặc nhưng không đúng cách hoặc trẻ chưa kịp thích nghi dẫn đến rối loạn ăn uống.
  • Các món ăn nhàm chán, không khoa học khiến trẻ trở nên lười ăn, không ngon miệng. Lâu ngày sẽ khiến trẻ biếng ăn nặng và không thích ăn uống.
  • Trẻ không ăn nhưng bị phụ huynh ép ăn, các phản ứng tự nhiên chống đối khiến bé có áp lực với việc ăn uống. Dẫn đến vấn đề tâm lý và biếng ăn là điều tất yếu sẽ xảy ra.
  • Trẻ trong thời kỳ này bắt đầu mọc răng, mệt mỏi trong người khiến trẻ ngại ăn và ngại nuốt thức ăn.
  • Vấn đề sinh lý trong cơ thể khi trẻ gặp các vấn đề bệnh lý, ốm yếu trong người dẫn đến cơ thể suy nhược sút cân… cũng là nguyên nhân gây chán ăn ở trẻ.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Ăn dặm đúng cách sẽ là giải pháp hiệu quả để phụ huynh giảm thiểu các vấn đề chán ăn ở trẻ. Luôn có những nguyên tắc mà phụ huynh cần lưu ý để giúp bé ăn uống dễ dàng, dễ hấp thu dưỡng chất hơn trong thời kỳ này:

  • Cho bé làm quen từ thức ăn lỏng – sệt – đặc dần dần, từ ngọt tới mặn, từ ít tới nhiều. Mục đích cho bé làm quen với thức ăn một cách từ từ, không bị sốc đột ngột.
  • Sữa mẹ trong thời kỳ này vẫn là nguồn dưỡng chất chủ yếu cho trẻ. Mỗi ngày một bữa ăn dặm và tăng dần theo thời gian.
  • Dinh dưỡng trong thời kỳ ăn dặm cần đáp ứng đầy đủ: chất béo, đạm, rau củ, tinh bột ( ngũ cốc nguyên cám).

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho thời kỳ ăn dặm thực sự quan trọng cho quá trình làm quen của bé. Phụ huynh cần lên kế hoạch ăn dặm khoa học, linh hoạt giúp trẻ không bị nhàm chán trong các bữa ăn. Đồng thời tạo cho bé một thói quen ăn uống khoa học, đúng bữa, tuyệt đối ép bé ăn khi bé chống đối và kháng cự với việc ăn uống. Nên dừng cho bé ăn sữa trước bữa ăn để bé có cảm giác đói, tạo cảm giác ngon miệng và thèm ăn khi tới bữa ăn dặm.

Các trường hợp bé biếng ăn thời kỳ này do sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với trẻ. Bởi vậy, phụ huynh cần có hiểu biết và tuân thủ các nguyên tắc để xây dựng chế độ dinh dưỡng thông minh, khoa học cho trẻ. Ăn dặm đúng cách cho trẻ để các bé làm quen được với thói quen ăn uống mới, khỏe cả mẹ và bé.